Chóng mặt là tình trạng khá phổ biến mà nhiều người gặp phải trong cuộc sống. Chóng mặt tạo ra ảo giác mọi vật xung quanh đang xoay vòng, chuyển động. Cơn chóng mặt thường xuất hiện khi bạn đột ngột thay đổi vị trí của đầu, khiến bạn có nguy cơ té ngã. Chóng mặt không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe của cơ thể như bệnh lý hệ thống tiền đình, đột quỵ, u não, đau nửa đầu, mất nước,… Vậy khi bị chóng mặt nên làm gì?

TRIỆU CHỨNG
- Mất thăng bằng
- Quay cuồng, nghiêng ngả
- Bị kéo về một hướng
- Choáng váng, đau đầu
- Buồn nôn, nôn ói
- Đổ mồ hôi, ù tai
- Ngoài ra, đi kèm cơn chóng mặt, thì người bệnh sẽ có cảm giác
- Đầu óc rối loạn, không thể suy nghĩ
- Tinh thần suy giảm, hoặc không ổn định
- Tầm nhìn mờ, hoa mắt
XỬ TRÍ
- Cần bình tĩnh
- Nhắm mắt hạn chế xoay đầu
- Tìm tư thế thích hợp để nghỉ ngơi
- Hít thở sâu và tập trung vào nhịp thở
- Không xoay trở đầu đột ngột
- Hạn chế đi lại
- Tập động tác Epley
- Xoa bóp bấm huyệt
- Dùng thuốc


Động tác Epley

- Bước 1: Bệnh nhân ngồi duỗi thẳng chân trên giường, quay đầu về phía tai cần điều trị 45 độ.
- Bước 2: Nằm xuống nhanh, vẫn giữ tư thế đầu nghiêng 45 độ và ngửa ra sau 30 độ, duy trì trong khoảng 30 – 60 giây.
- Bước 3: Quay đầu 90 độ về phía bên còn lại, sao cho đầu bệnh nhân ở tư thế nghiêng 45 độ về phía tai bên kia, giữ trong 30 – 60 giây.
- Bước 4: Xoay người nằm nghiêng về bên mặt đang hướng, tư thế đầu không thay đổi, lúc này mặt bệnh nhân ở tư thế hướng xuống mặt đất 45 độ, duy trì trong 30 – 60 giây.
- Bước 5: Đưa chân ra khỏi giường và ngồi dậy nhanh dưới sự hỗ trợ của người thực hiện, hoàn thành quy trình thủ thuật Epley.
PHÒNG NGỪA
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
- Vitamin C: cam, quýt, dứa, dâu,….
- Vitamin B6: chuối, khoai tây, gà, cá và các loại hạt,….
- Vitamin B9: lúa mạch, dầu cá, các loại hạt và rau xanh.
- Gừng: giảm chóng mặt và buồn nôn.
- Tránh uống rượu và caffeine.
- Không ăn mặn

Bài tập: Hít thở sâu
- Ngồi hoặc nằm thoải mái trong tư thế thoải mái. Đặt một bàn tay trên ngực và bàn tay kia trên bụng. Thở ra hết không khí trong phổi.
- Thở sâu vào bằng mũi trong vòng 4 giây, đảm bảo bàn tay trên bụng nâng lên khi bạn thở vào. Giữ hơi thở trong 2 giây. Thở ra chậm qua miệng trong vòng 6 giây, đảm bảo bàn tay trên ngực không nâng lên quá cao.
- Lặp lại quy trình này ít nhất 5 lần. Thực hiện khi bạn cảm thấy chóng mặt hoặc căng thẳng.
Bác sĩ Ngọc Quỳnh – BV YHCT